HẠT CÀ PHÊ

CÁC GIAI ĐOẠN CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH RANG CÀ PHÊ
Farm To Cup, HẠT CÀ PHÊ, HỌC VIỆN CÀ PHÊ, Kiến thức Cà Phê, RANG XAY, SẢN XUẤT VÀ SƠ CHẾ, Specialty/ Origin Coffee

CÁC GIAI ĐOẠN CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH RANG CÀ PHÊ

Có một số giai đoạn chủ chốt trong quy trình rang cà phê và thời gian diễn ra của từng giai đoạn cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào hồ sơ rang (profile) mà người thợ rang muốn triển khai cho một mẻ rang. Sau đây là những giai đoạn cơ bản của quá trình rang và những biến đổi trong các quá trình đó. Giai đoạn 1: làm khô (drying) Từ 7 đến 11 phần trăm trọng lượng của 1 hạt cà phê nhân là nước, chia đều trong cấu trúc hạt. Hạt cà phê không thể chuyển sang màu nâu nếu trong hạt còn chứa nước, điều này tương tự như việc nấu chín các loại thực phẩm khác. Sau khi hạt cà phê được đổ vào máy rang, sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để hạt cà phê hấp thụ 1 lượng nhiệt vừa đủ để nước có thể bốc hơi, do đó quá trình làm khô cần 1 lượng nhiệt và thời gian tương đối lớn. Hạt cà phê sẽ ít thay đ...
Con Người, Dòng Lịch Sử, HẠT CÀ PHÊ, Nguồn Gốc & Văn Hóa, Quốc Gia, SẢN XUẤT VÀ SƠ CHẾ, Specialty/ Origin Coffee, Văn Hóa, Vùng Nguyên Liệu

SUMATRA-INDONESIA – TRỨ DANH MỘT VÙNG – Phần 2

Hương vị đặc trưng trên nền đất núi lửa Aceh Aceh đã trải qua nhiều biến cố chính trị trong lịch sử và gần đây là nạn quân ly khai du kích hoạt động dưới tên gọi Free Aceh Movement. Kết quả là nhiều vùng trồng bị bỏ hoang, do các nông dân phải di cư sang các vùng khác để tránh chiến tranh. Vào ngày lễ Tặng Quà năm 2004 thảm hoạ sóng thần một phần nào đó lại trở thành một ơn huệ cho vùng đất này khi nó nhận được sự chú ý của công đồng quốc tế. Banda Aceh nhận được cứu trợ từ nước ngoài giúp đem lại hoà bình cho Aced sau một thời gian dài. Ngày nay, các vùng nông nghiệp đã được tái canh thông qua các chương trình trồng mới và cắt tỉa cây giúp sự phục hồi được trở lại. Vào tháng 12 năm 2006, Người Ach đã bầu trọn Irwandi Yusuf trở thành người đứng đầu chính quyền tỉnh Aceh, ông từng là ...
SUMATRA-INDONESIA – TRỨ DANH MỘT VÙNG – Phần 1
Con Người, Dòng Lịch Sử, HẠT CÀ PHÊ, Nguồn Gốc & Văn Hóa, Quốc Gia, SẢN XUẤT VÀ SƠ CHẾ, Specialty/ Origin Coffee, Văn Hóa, Vùng Nguyên Liệu

SUMATRA-INDONESIA – TRỨ DANH MỘT VÙNG – Phần 1

Tên: Tên cổ của Sumatra là Swana Dwipa, một cụm từ trong tiếng Sanskrit có nghĩa là “ Đảo của thần linh” Vị trí: Quần đảo Sunda, Indonesia, Đông Nam Á. Diện tích: Hòn đảo lớn thứ 3 trên thế giới, rộng khoảng 470 000 cây số vuông, gấp ba lần diện tích bang Texas. Thành phố lớn nhất: Medan Language: Tiếng Indo là ngôn ngữ quốc gia, tuy nhiên 52 ngôn ngữ khác nhau cũng được sử dụng, bao gồm tiếng Malay và Lampung. Đơn vị tiền tệ: Rupiah Dân số: 45 triệu người Địa lý: Địa hình của hòn đảo chủ yếu là núi và đầm lầy, những con sông lớn chảy dọc phía Đông tạo ra những vùng đất thấp rộng lớn. Diện tích của đảo một thời được che phủ bởi rừng mưa nhiệt đới, nhưng bây giờ đã giảm đi nhiều do nạn phá rừng. Khi kể về lịch sử của Sumatra, một hòn đảo thuộc đất nước Indo...
FLORES INDONESIA – KÌ QUAN GIỮA BIỂN – Phần 2
Con Người, Dòng Lịch Sử, HẠT CÀ PHÊ, Nguồn Gốc & Văn Hóa, Quốc Gia, SẢN XUẤT VÀ SƠ CHẾ, Specialty/ Origin Coffee, Văn Hóa, Vùng Nguyên Liệu

FLORES INDONESIA – KÌ QUAN GIỮA BIỂN – Phần 2

Sơ chế, nền móng cho chất lượng Sơ chế là một yếu tố quan trọng trong chất lượng cà phê, và để tìm được phương pháp sơ chế phù hợp là một vấn đề then chốt trong việc phát triển cà phê ở một vùng nguyên liệu nào đó. Sự sẵn có của các nguồn tài nguyên là yếu tố quyết định đến phương pháp sơ chế được lựa chọn, và điều kiện tại Flores thì rất khô trong mùa thu hoạch. Để tăng phần khó khăn cho sự khô hạn đó là loại đất dễ thoát nước của Flores, nguồn nước từ sông suối hay bề mặt là rất hạn chế, do đó bạn có thể sẽ nghĩ rằng việc phát triển cà phê chất lượng cao ở đây là quá khó. Nhưng cà phê vẫn phát triển ở hòn đảo này, và việc vượt qua những rào cản trở ngại về địa lý chính là một trong số những nhiệm vụ quan trọng của ngành cà phê chất lượng cao. Dù sao thì, nhu cầu đang tăng của dòng cà ...
FLORES INDONESIA – KÌ QUAN GIỮA BIỂN – Phần 1
Con Người, Dòng Lịch Sử, HẠT CÀ PHÊ, Nguồn Gốc & Văn Hóa, Quốc Gia, SẢN XUẤT VÀ SƠ CHẾ, Specialty/ Origin Coffee, Văn Hóa, Vùng Nguyên Liệu

FLORES INDONESIA – KÌ QUAN GIỮA BIỂN – Phần 1

Khi được so sánh với các vùng nguyên liệu cà phê khác tại Indonesia, hòn đảo Flores không được nhiều sự chú ý bằng những người anh em nổi tiếng hơn như là hòn đảo Sumatra, Java và đảo Sulawesi. Tuy vậy, Indonesia còn có những vùng trồng cũng không kém phần huyền bí, và chúng cũng xứng đáng nhận được những sự chú ý từ cộng đồng cà phê thế giới. Trong số những vùng trồng huyền bí chưa được chú ý là Flores, một vùng tương đối mới đối với cộng đồng cà phê đặc biệt (Specialty) thế giới. Do đó, cần phải có những hướng dẫn cần thiết để vùng trồng này có thể vượt qua những trở ngại và giới hạn trước khi được thế giới biết đến là một nơi có thể sản xuất ra cà phê đặc biệt. Một vài chính sách hỗ trợ và thay đổi đang diễn ra, nhưng một vài yếu tố khác (như cơ sở vật chất và nguồn tài chính dồi...
COSTA RICA – CUỘC CÁCH MẠNG CỦA NHỮNG CHÚ LÍNH CHÌ – Phần 2
Con Người, Dòng Lịch Sử, HẠT CÀ PHÊ, Nguồn Gốc & Văn Hóa, Quốc Gia, SẢN XUẤT VÀ SƠ CHẾ, Specialty/ Origin Coffee, Văn Hóa, Vùng Nguyên Liệu

COSTA RICA – CUỘC CÁCH MẠNG CỦA NHỮNG CHÚ LÍNH CHÌ – Phần 2

Costa Rica sử dụng một loại đơn vị tính gọi là famega, là một cái thùng có dung tích khoảng 70 lít (2 bushels). Một xưởng sơ chế nhỏ sử dụng khoảng 2 lít nước trên một fanega trái, trong khi xưởng truyền thống dùng khoảng 20 lít. Các xưởng nhỏ không cần phải rửa lại hạt cà phê cũng như dùng nước để di chuyển cà phê qua các bồn chứa. Những đổi mới trong máy móc này giúp nông dân có khả năng nâng cao chất lượng hương vị và không còn tình trạng cà phê của họ bị trộn lẫn với cà phê ở nơi khác như trong quá khứ. Arnoldo Leiva, tổng giám đốc của The Coffee Cource, một tập đoàn trồng trọt và xuất khẩu cà phê ở Costa Rica,  nói rằng “ Các xưởng sơ chế quy mô nhỏ đã mang lại cơ hội cho nhiều nông hộ trên đất nước, tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp nông hộ làm việc trực tiếp với các nhà rang...
COSTA RICA – CUỘC CÁCH MẠNG CỦA NHỮNG CHÚ LÍNH CHÌ – Phần 1
Con Người, Dòng Lịch Sử, HẠT CÀ PHÊ, Nguồn Gốc & Văn Hóa, Quốc Gia, SẢN XUẤT VÀ SƠ CHẾ, Specialty/ Origin Coffee, Văn Hóa, Vùng Nguyên Liệu

COSTA RICA – CUỘC CÁCH MẠNG CỦA NHỮNG CHÚ LÍNH CHÌ – Phần 1

Costa Rica đang kỉ niệm 200 năm ngành cà phê của họ bằng việc tạo ra những cuộc cách mạng trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cà phê, cà phê Costa Rica trong những năm gần đây đã khiến giới cà phê cả thế giới tò mò và hào hứng. Các cuộc cách mạng này bắt đầu bằng những lô sản phẩm rất nhỏ ( micro-lots coffee), có khi chỉ từ 50 tới 100 túi, được thu hái, sơ chế và phân loại rất tỉ mỉ bởi các nông hộ nhỏ. Cà phê Costa Rica thông thường được phân loại theo giống, ví dụ như 100% hạt Villa Sarchi, Bourbon hay Geisha ( sau đó có thể phân loại theo phương pháp sơ chế như bán ướt (semi wash) hay mật ong (honeyed)) xu hướng mới này đã chia 7 vùng trồng chính thành 70 vùng trồng nhỏ, từ đó giúp nông dân tự tạo thêm giá trị gia tăng vào sản phẩm của họ cũng như giúp họ có sự kiểm soát ...
BOLIVIA – CHÀNG DAVID CỦA THẾ GIỚI CÀ PHÊ – Phần 2
Con Người, Dòng Lịch Sử, HẠT CÀ PHÊ, Nguồn Gốc & Văn Hóa, Quốc Gia, SẢN XUẤT VÀ SƠ CHẾ, Specialty/ Origin Coffee, Văn Hóa, Vùng Nguyên Liệu

BOLIVIA – CHÀNG DAVID CỦA THẾ GIỚI CÀ PHÊ – Phần 2

"Cup of Excellence" và niềm tự hào của tất cả nông dân... Cà phê tại Bolivia gần như 100% là giống arabica, chủ yếu là hai giống Typica và Criolla. 90% cà phê tập trung tại khu vực Yungas, khu vực có khí hậu nhiệt đới ở La Paz với độ cao từ 500 tới 1600 mét. Một số vùng trồng quan trọng khác như Cochabamba, Santa Cruz, và Tarija. Trước năm 1991, hầu hết nông trại được sở hữu bởi những địa chủ giàu có, sử dụng lao động là người bản địa. Vào năm 1991, chính phủ bắt đầu ban hành chính sách cơ cấu lại đất đai, bắt buộc các chủ đồn điền phải chia lại đất đai cho những người sở hữu đất trước kia. Những nông hộ nhỏ với diện tích từ 3 tới 20 mẫu anh sản xuất ra phần lớn lượng cà phê tại Bolivia, chiếm từ 85 tới 90%, cho dù những nông hộ này không chỉ trồng riêng cà phê. “Ngành cà phê ...
Con Người, Dòng Lịch Sử, HẠT CÀ PHÊ, Nguồn Gốc & Văn Hóa, Quốc Gia, SẢN XUẤT VÀ SƠ CHẾ, Specialty/ Origin Coffee, Văn Hóa, Vùng Nguyên Liệu

BOLIVIA – CHÀNG DAVID CỦA THẾ GIỚI CÀ PHÊ – Phần 1

Vị trí: nằm ở khu vực Nam Mỹ, phía Tây Nam nước Brazil. Diện tích: 424,162 dặm vuông. Bằng diện tích bang Texas và California cộng lại. Đất nước Bolivia không có biển, bao bọc xung quanh bởi các nước Brazil ở phía Đông, Peru và Chile ở phía Tây, Argentina và Paragauy ở phía Nam Thủ đô: Sucre là thủ đô văn hoá và lịch sử, còn Paz là thủ đô chính trị. Ngôn ngữ: 3 ngôn ngữ chính: Tây Ba Nha, Quechua và Anymara. Đơn vị tiền tệ: Boliviano Dân số: 8,724,156 người Địa hình: được chia ra thành hai vùng riêng biệt, khu vực đồi núi cao nguyên ở phía Tây ( với độ cao trung bình là 3500 met) và vùng đất thấp ở phía Bắc và Đông của đất nước. Khí hậu: Vùng phía nam có nhiệt độ trung bình cao nhất khu vực Nam Mỹ, với nhiệt độ hơn 40 độ C. Khu vực phía Nam và Tây Nam khô hạn, tr...
AUSTRALIA – PHÁ VỠ MỌI NGUYÊN TẮC – Phần 2
Con Người, Dòng Lịch Sử, HẠT CÀ PHÊ, Nguồn Gốc & Văn Hóa, Quốc Gia, SẢN XUẤT VÀ SƠ CHẾ, Specialty/ Origin Coffee, Văn Hóa, Vùng Nguyên Liệu

AUSTRALIA – PHÁ VỠ MỌI NGUYÊN TẮC – Phần 2

Một quá khứ bất ngờ Mặc dù chúng ta nghĩ rằng cà phê là một hướng đi mới của Úc nhưng thực tế loài cây này đã được trồng tại đây hơn 200 năm. Từ khi được giới thiệu đến lục địa này vào năm 1778, chúng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triện và lụi tàn. “ Nước Úc đã có thể sản xuất ra cà phê đặc biệt hơn 100 năm trước, nhưng ngành công nghiệp này dần dần sụp đổ khi các hạn ngạch cho cà phê nước ngoài được dỡ bỏ”. Ông Joy Phelps, đồng sáng lập, Wombad Coffee Plantation. “Điều này xảy ra vào khoảng thời gian chiến tranh thế giới thứ 1, nhưng sau đó ngành đã bắt đầu hồi phục vào thập niên 1980”. Ryan bổ sung rằng: “Mặc dù cà phê đã được trồng lâu như vậy ở Úc nhưng thực sự chỉ hơn 20 năm trở lại đây là ngành đã có những bước phát triển rõ ràng. Điều này chủ yếu nhờ việc cơ giới hoá...