SUMATRA-INDONESIA – TRỨ DANH MỘT VÙNG – Phần 1

  • Tên: Tên cổ của Sumatra là Swana Dwipa, một cụm từ trong tiếng Sanskrit có nghĩa là “ Đảo của thần linh”
  • Vị trí: Quần đảo Sunda, Indonesia, Đông Nam Á.
  • Diện tích: Hòn đảo lớn thứ 3 trên thế giới, rộng khoảng 470 000 cây số vuông, gấp ba lần diện tích bang Texas.
  • Thành phố lớn nhất: Medan
  • Language: Tiếng Indo là ngôn ngữ quốc gia, tuy nhiên 52 ngôn ngữ khác nhau cũng được sử dụng, bao gồm tiếng Malay và Lampung.
  • Đơn vị tiền tệ: Rupiah
  • Dân số: 45 triệu người
  • Địa lý: Địa hình của hòn đảo chủ yếu là núi và đầm lầy, những con sông lớn chảy dọc phía Đông tạo ra những vùng đất thấp rộng lớn. Diện tích của đảo một thời được che phủ bởi rừng mưa nhiệt đới, nhưng bây giờ đã giảm đi nhiều do nạn phá rừng.

Khi kể về lịch sử của Sumatra, một hòn đảo thuộc đất nước Indonesia, là kể về câu chuyện của các nhóm sắc tộc với những tôn giáo khác nhau, là về những thay đổi chính trị, về biến động môi trường và về cà phê. Cà phê được trồng ở Sumatra bởi những người Hà Lan định cư vào cuối thế kỉ 17 dưới sự bảo trợ của công ty thương mại Đông Ấn ( East India Trading Company). Cũng giống như những sự bảo trợ khác trên thế giới ở thời kì này, cà phê Arabica được trồng ở đây chủ yếu là giống Typica và Bourbon.

Ngày nay, Typica là vẫn là giống phổ biến nhất được tìm thấy ở Sumatra, mặc dù cũng có nhiều giống khác đã được trồng trong nhiều năm qua, bao gồm: Linie-S, caturra, catimor, và giống lai của Rue Rue 11. Giống Linie-S được đưa vào trồng đầu tiên nhờ vào nỗ lực của viện nghiên cứu cà phê ở Java, khi họ cố gắng tìm ra một loại giống có các đặc tính chống bệnh tật và cho ra sản lượng đều đặn. Để giảm bớt sự không ổn định về năng suất từ vụ mùa này sang vụ mùa khác, họ bắt đầu cho trồng Linie-S, giống này nổi tiếng nhờ tính dễ thích nghi và ít bị thoái hoá sớm. Một tỉ lệ nhỏ catimor được trồng vào cuối thập niên 80 và giữa thập niên 90 thế kỉ trước. Nhưng cuối cùng không được lựa chọn vì chất lượng thử nếm không tốt và rất nhanh thoái hoá, chỉ 8 năm sau khi trồng. Robusta cũng được trồng tương đối phổ biến.

Diện tích các nông hộ tại Sumatra là tương đối nhỏ, từ 1 tới 5 hecta, và nhiều giống được trồng xen canh với nhau. Trong suốt 50 tới 100 năm qua, sự trồng xen canh này đã cho ra các giống lai. Sự lai giống tự nhiên đã tạo ra một loại giống mới mà tên gọi địa phương là Berg en Daal.

Trồng trọt và sơ chế.

Cà phê Sumatra ở sản lượng lớn có thể là một trong số những loại cà phê ít ổn định nhất. Ở đất nước này, vấn đề hậu cần đóng một vai trò quan trọng trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để sơ chế hạt cà phê.

Trước giữa thập niên 70, do điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn và nguồn nước bị hạn chế nên việc rửa cà phê và vận chuyển trở nên rất khó khăn. Kết quả là, phương pháp chế biến khô tự nhiên hoàn toàn được sử dụng và được biết đến là DP Arabica, và thực sự chữ viết tắt này có nghĩa là Double Pick (được nhặt 2 lần) chứ không phải là Dry Process (chế biến khô). Trong khi cà phê DP thì bị trừ điểm vào giá bán trên sàn giao dịch New York C thì người trồng và nhà buôn được trả giá cao bởi các nước Bắc Âu, Hà Lan, Nhật Bản và Canada cho các lô hàng nhỏ (micro lot) – dưới 5 tấn, cho các sản phẩm chế biến bán ướt (semi wash). Ngày nay, cà phê DP Arabica không còn được dùng để xuất khẩu nữa trừ khi có những đơn hàng đặt riêng.

Khi nhận ra lợi ích của việc sơ chế có thể giúp cải thiện chất lượng cà phê lên đáng kể, người ta bắt đầu tập trung nhiều hơn cho vấn đề này. Tuy nhiên, với việc thiếu nguồn nước, việc sơ chế ướt hoàn toàn là gần như không thể triển khai ngay được. Đầu tiên, nông dân bắt đầu xát vỏ sử dụng công nghệ sơ khai, dùng mô tơ và chày cối giống như cách xát vỏ thóc gạo. Theo cách truyền thống, cà phê sẽ được phơi ráo khoảng 1 ngày sau khi xát vỏ, rồi được mang vào xát vỏ thóc khi cà vẫn còn ẩm ướt.

Ngày nay, thời điểm xát vỏ thóc khi hạt còn ẩm ướt là vẫn vậy, đó là lý do vì sao có nhiều hạt bị bẹp đầu và ép dẹp. Độ ẩm lý tưởng để xát thóc theo phương pháp này là từ 20 tới 35%, và đây chính là bí quyết giúp cho cà phê Sumatra có thể chất đậm đà và ít tính axit. Ngược lại nếu cà phê được phơi khô còn nguyên vỏ thóc, thì kết quả sẽ cho ra ly cà phê có tính axit cao và thể chất thấp hơn.

Cà phê cũng được bán giữa các đảng phái trong nước và được gọi là Asalan (được xác định là loại cà phê đã được xát vỏ thóc, độ ẩm khoảng 18% và có nhiều cấp độ chấp nhận lỗi khác nhau). Một vài loại cà phê Asalan yêu cầu nhiều sự chuẩn bị hơn, một số loại khác được bán với nhãn “sẵn sàng để xuất khẩu”.

Còn tiếp (phần 2)…

Tài liệu được dịch sang Tiếng Việt bởi Công ty TNHH BLAGU Việt Nam
Trích dẫn  bài viết “Navigating Origins” được viết bởi Adam Kline