(Phần 2) Đất nước Ethiopia – Nước mắt người nông dân và Hương vị của Thần

Hàng triệu trái tim người yêu cà phê đã “say” cả hương vị lẫn văn hóa vùng đất Ethiopia về những câu chuyện lịch sử đầy hấp dẫn của nơi bắt nguồn hạt cà phê đã được kể ở phần trước đó.

Hương vị cà phê của vùng Ethiopia được ca ngợi như “hương vị của thần”.

Quả thật sự ngợi ca này thật xứng đáng với hạt cà phê từ mảnh đất vàng – Ethiopia.

TỪ “NƯỚC MẮT NGƯỜI NÔNG DÂN” ĐẾN “HƯƠNG VỊ CỦA THẦN”

Có hơn một nghìn loại hạt cà phê được trồng ở Ethiopia.

Chỉ có giống cà phê Arabica được trồng ở Ethiopia, nhưng sự đa dạng của chúng là bất tận. Bởi còn nhiều loại cà phê mọc hoang chưa được khám phá ở vùng đất kì bí này. Đây là một điểm đặc biệt của vùng Ethiopia mà không có ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Cà phê từ Ethiopia được biết đến với hương vị trái cây và hoa tươi. Những loại cà phê này thường có độ axit cao hơn, mùi vị nhẹ đến trung bình và hương vị phức tạp.

Nhưng để có những hạt cà phê như ngày hôm nay, người dân Ethiopia đã có một hành trình đầy căng go và biến động gọi đó là “nước mắt người nông dân” để đánh đổi lấy sự hòa bình và ngành cà phê quý giá của hiện tại.

Người dân ở Ethiopia đã trải qua 5 cuộc chiến lớn thay đổi về mặt chính trị và xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc tại Ethiopia. Ethiopia là một đa ngôn ngữ và ngôn ngữ thông dụng là Oromo, với khoảng 80 nhóm dân tộc thiểu số, 4 nhóm lớn nhất, trong số đó là Oromo, Amhara, Somali và Tigrayans.

Tộc người Kao

Vì thế các cuộc chiến để các tộc người lên ngôi đế chế diễn ra liên tục, cùng với đó là các cuộc chiến chống các ngoại bang giáp với Ethiopia. Các cuộc xung đột diễn ra hơn 21 năm ( 1970-1991).

Tộc người Oromo

Cà phê là nguồn thu nhập chính của người nông dân ở Ethiopia, nhưng do những cuộc chiến gây ra những đau khổ lớn cho người dân.

Cuộc chiến tranh “Red Terror”

Sau năm 1991 các cuộc cách mạng nông dân Ethiopia và thành lập Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia. Chấm dứt các cuộc xung đột nội bộ.

Thời điểm năm 2003, giá cà phê lao dốc thấp hơn bao giờ hết. Giá cà phê không còn đủ bù chi phí sản xuất và do đó, nhiều nông dân đã bỏ trồng. Họ đã bị tàn phá, không có đủ tiền để trang trải chi phí sửa chữa nhà cửa, mua quần áo hoặc cho con học hành. Nhiều nông dân di cư khỏi trang trại của họ đến thành phố.

Sau đó bất chấp những khó khăn và thách thức, cà phê vẫn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Ethiopia. Nhưng năng xuất cà phê và sự cạnh tranh với các bên thu mua và công ty lớn ép giá. Một lần nữa, cà phê Ethiopia liên tục được thu mua với giá cực thấp.

Cà phê từ Ethiopia – quê hương của cà phê, đóng vai trò là trụ cột hỗ trợ cho một nền kinh tế nhưng luôn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, người nông dân Ethiopia đã phải bỏ ra rất nhiều công sức và cả sinh mệnh của bản thân nhưng nhận lại giá trị thấp không đủ để trang trải các sinh hoạt phí bình thường trong gia đình và xã hội đối mặt với bệnh tật, nghèo đói.

Để khắc phục tình trạng này, Ủy ban Cà phê Quốc gia Ethiopia được thành lập để giúp nâng cao chất lượng cà phê Ethiopia và điều phối các nhà kinh doanh sản xuất và xuất khẩu. Và gần đây, các tổ chức Thương mại Công bằng đã và giúp đảm bảo việc bồi thường công bằng cho các nhà sản xuất cà phê.

Những vùng trồng cà phê thường đến từ phía Nam Ethiopia — một khu vực hầu như nằm ngoài Google Map.

Ở Ethiopia, các cây cà phê thường được canh tác ở các sườn núi với độ cao lớn. Những con đường đèo đi nhỏ hẹp, gập ghềnh, vách đá vào mùa nóng và sình lầy vào những ngày mưa. Việc vận chuyển cà phê chủ yếu từ sức của các động vật như lừa, ngựa và lạc đà.

Có ba ‘hệ thống sản xuất’ cà phê được sử dụng ở Ethiopia:

  • Cà phê rừng, nơi người dân địa phương thu hoạch cà phê mọc hoang

  • Cà phê Vườn, được trồng trong các mảnh đất nhỏ (thường được đo bằng cây hơn là hA) cùng với các loại cây trồng khác (thường trồng gần nhà dân)

  • Cà phê đồn điền, một tỷ lệ rất nhỏ cà phê Ethiopia, được trồng trên các điền trang rộng lớn.

Ngày nay, người dân vùng Ethiopia thường trồng cà phê Vườn và đồn điền để đảm bảo chất lượng và quy trình sơ chế cà phê.

Một điều mà bất kì ai đã tới thăm các trang trại cà phê khi vào mùa ở vùng Ethiopia chính là cảm nhận những niềm vui và tự hào của người dân khi nói đến cây cà phê.

Dù rất nhiều khó khăn trong qúa trình sản xuất cà phê nhưng họ luôn kể nó với một tinh thần lạc quan, họ trân trọng và biết ơn cây cà phê mà họ cho rằng “thượng đế” đã ban tặng.

Hầu như tất cả các cây cà phê ở Ethiopia đều được chứng nhận cây trồng cao nghiêm ngặt (SHG) / độ cứng (SHB). Do độ cao, cà phê phát triển chậm hơn, cho phép cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho hạt cà phê. Sự gia tăng chất dinh dưỡng này làm cho cà phê đậm đặc hơn và có hương vị thơm ngon hơn.

Người nông dân ở Ethiopia luôn ý thức việc tạo nên giá trị bền vững cho hệ sinh thái. Như hầu hết các loại cà phê được trồng mà không sử dụng hóa chất nông nghiệp, trồng trong bóng râm và giữa các loại cây khác. Sự liên minh tạo nên các hợp tác xã sản xuất cà phê tại Ethiopia tạo nên chuỗi cung ứng liên tục và đảm bảo cho cuộc sống người nông dân.

Điều kiện phát triển hoàn hảo, sự đa dạng di truyền của cây cà phê và một hành trình dài bảo vệ ngành cà phê tại Ethiopia là một phần đặc biệt làm nên sức hút của cà phê Ethiopia

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *