Cà phê được mua từ Rwanda có thể được truy xuất trở lại các trạm chế biến với nhiều nhóm nông dân và hợp tác xã cung cấp chúng. Mỗi nông hộ ở đây chỉ có trung bình 183 cây cà phê (James Hoffmann, The World Atlas of Coffee), do đó rất khó có thể tìm thấy cà phê từ một nhà sản xuất duy nhất.
Ngày nay Rwanda đóng góp chưa tới 0,2% nguồn cung cà phê toàn cầu, nhưng danh tiếng của nó về chất lượng cà phê thì không thể nào phủ nhận, các thông tin sau đây được thống kê bởi CafeImports vàonăm 2017:
Quy mô sản xuất:
- Dân số tham gia vào ngành cà phê: Xấp xỉ 400.000 nông dân.
- Quy mô trang trại trung bình: 1 – 4 ha.
- Sản lượng xuất khẩu hàng năm: 130.000 bao (60 kg).
Hoạt động canh tác cà phê Rwanda:
- Các khu vực đang canh tác cà phê: Tỉnh miền Tây (bao gồm Kabrizi, Hồ Kivu và Đảo Gishamwana), Tỉnh phía Nam (Butare, Nyanza), Tỉnh phía Bắc (Rulindo), Tỉnh phía Đông (Quận Ngoma).
- Giống cà phê phổ biến: Chủ lực là Arabica Bourbon, Bourbon gốc Pháp, Caturra, Catuai, Mibirizi,..
- Phương pháp chế biến: Chế biến ướt.
- Cách phân loại cà phê: Theo kích thước sàn, với High Grade (trên sàn 16), Medium Grade (sàn 15), và Ordinary (từ sàn 14 trở xuống).
Hầu hết cà phê Rwanda đến từ phía nam và phía tây, nhưng trên thực tế có năm khu vực sản xuất riêng biệt. Ở phía tây bắc, chúng ta có thể tìm thấy vùng núi lửa Virunga (nơi có những con khỉ đột núi Silverback nổi tiếng). Về phía tây là vùng cà phê Kivu nằm dọc theo hồ Kivu. Di chuyển về phía trung tâm của đất nước, là khu vực Kizi Rift. Xa hơn về phía nam là Akagera – nổi tiếng với độ cao tương đối thấp (1.300m). Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là vùng Muhazi ở phía đông đất nước.
Rwanda có trồng và xuất khẩu một lượng nhỏ Robusta, nhưng hầu hết sản lượng của nước này là Arabica được chế biến ướt hoàn toàn.
Hướng phát triển của cà phê đặc sản Rwanda
Mặc dù Rwanda vẫn phải vật lộn với nhiều vấn đề (ví dụ, khoảng 40% dân số sống trong nghèo đói) Tuy nhiên, tính đến năm 2016, cà phê là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ tư của nước này (trị giá 59,4 triệu USD một năm). Đây là những dấu hiệu cho thấy sự hồi phục của nền nông nghiệp Rwanda, đặc biệt là khi sự bất bình đẳng trong chuỗi cung ứng được giải quyết.
Ban phát triển xuất khẩu nông nghiệp của Rwanda (NAEB) đã xác định chiến lược cà phê của họ là “Định vị Rwanda là một nhà sản xuất Specialty Coffee, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để ngành cà phê đóng góp vào sự tăng trưởng và thịnh vượng của đất nước”. Trong đó, yếu tố quyết định thành công của mục tiêu này là tập trung nỗ lực vào việc cải thiện sản xuất và chế biến.
Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển của của Specialty Coffee tại Rwandan là sự hiện diện của một loại bệnh trên cà phê – Potato defect -tức Khiếm khuyết khoai tây. Bệnh này được gây ra bởi một loại vi khuẩn trong quả cà phê sống, sau khi rang, nhân của các quả này tạo ra một mùi không thể nhầm lẫn, tương tự như khoai tây sống, nên còn được gọi là “khiếm khuyết khoai tây”. Potato defect xuất hiện lần đầu trên các cây cà phê của Rwanda trước khi lan ra Burundi và Cộng hòa Dân chủ Congo gần đó.
Vì vậy, Việc nghiên cứu về khả năng xóa bỏ khiếm khuyết hoặc cải thiện các kỹ thuật nhận dạng, phân loại là chìa khóa để đưa cà phê của Rwanda trở thành dòng sản phẩm Specialty Coffee.