- Tên quốc gia: Nước Cộng Hoà Cameroon
- Vị trí: Còn được gọi là “Bản lề của Châu Phi”, nằm ở khu vực Tây Châu Phi, có biên giới giáp với Cộng Hoà Chad, Cộng Hoà Trung Phi và Cộng Hoà Gabon, bờ biển phía Tây Nam giáp với biển Biafra. Cameroon có diện tích trải dài 183.567 dặm vuông, trong đó có một khu vực suối nước nóng có thể báo hiệu về các hoạt động núi lửa trong khu vực.
- Thủ đô: Yaounde
- Ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Anh và 24 nhóm ngôn ngữ chính khác ở Châu Phi
- Đơn vị tiền tệ: đồng CFA franc
- Dân số: 16.063.678 vào năm 2004
- Khí hậu: Thay đổi theo địa hình, từ nhiệt đới ở khu vực bở biển đến nóng ẩm và khô hạn ở khu vực phía Bắc.
- Các nông sản xuất khẩu chính: Cà phê, Ca cao, Bông, Cao su, Chuối, Ngũ Cốc, Động Vật và Gỗ.
Điều kiện thiên nhiên ưu ái
Cameroon có chất đất núi lửa màu mỡ, độ cao trồng cao, và lượng mưa đủ quanh năm – tất cả các yếu tố này biến Cameroon thành một nơi lý tưởng để trồng cà phê.
“Cà phê Cameroon có lẽ có được điều kiện tốt nhất để phát triển so với các nơi khác trên thế giới”, ông Rob Kramer, người sáng lập công ty Island Coffee và là đồng sáng lập Farmers Cooperative Initiatives, một chương trình giúp đỡ nông dân Cameroon về mặt chất lượng và đầu ra sản phẩm. “Cameroon có một điều kiện hoàn hảo, chất lượng đất đai rất tốt và nguồn nhân lực dồi dào.”
Tuy nhiên, cũng giống như các quốc gia sản xuất cà phê khác, Cameroon gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, tình trạng tham nhũng trong bộ máy nhà nước và sự thiếu kiểm soát về mặt chất lượng – tất cả những lý do này khiến việc sản xuất ra cà phê chất lượng cao một cách ổn định gặp rất nhiều khó khăn.
Một tỉ lệ lớn cà phê ở Cameroon là Robusta, được trồng ở tất cả các tỉnh trừ khu vực phía Bắc, trong khi đó cà phê Arabica được trồng ở các vùng có độ cao ở phía Tây, Tây Bắc và Đông. Vùng đất cao phía Tây Cameroon, nơi phần lớn cà phê được trồng, có độ cao trung bình 1500m trên mực nước biển và có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 tới tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau.
Nên sản xuất sơ khai trên vùng đất màu mỡ
Hầu hết cà phê được trồng bởi các nông hộ nhỏ với diện tích từ 2 tới 10 hecta, các nông trại này thường canh tác xen canh cà phê với các loại cây trồng nông sản khác. “ Cà phê Arabica ở Cameroon thường được trồng tại các nông hộ quy mô nhỏ tại các nông trại trồng xen canh nhiều loại cây. Hương vị đặc biệt của cà phê tại đây đến từ chất đất nứi lửa màu mỡ cũng như nhờ vào môi trường sinh thái đa dạng”. Ông Matti Foncha, một trong các nhà sáng lập của tổ chức “Mutana and Farmer Cooperative Initiatives”.
Để có thể duy trì cuộc sống và cung cấp thức ăn cho gia đình, nhiều nông dân tại Cameroon trồng nhiều loại cây khác xen canh vào cây cà phê.
“ Trồng dưới bóng râm không phải là phương pháp canh tác của loại cà phê này, mà chính xác hơn là cà phê được trồng tự do, chúng được trồng với các loại cây bất kì đang sống trong khu vực. Nhờ đó mà chúng có khả năng chống chọi với nấm và sâu bọ, nhưng hạn chế là sẽ gây khó khăn trong việc thu hoạch, vì nhiều cây có thể cách nhau tới 3 mét”.
Nhìn chung thì hầu hết cà phê tại Cameroon được sơ chế ngay tại nông hộ và trồng gần như hữu cơ ( mặc dù, chỉ có một số nông dân, như Hill Top Mixed Farming và Agro Forestry Farms, là được cấp chứng chỉ hữu cơ, các nông hộ còn lại vẫn chưa được công nhận). “Các trái chín sẽ được thu hái bằng tay và được đổ vào các thùng nước lớn, tại đây các trái có lỗi sẽ bị loại bỏ, sau đó trái sẽ được tách vỏ sử dụng các loại máy thô sơ nhỏ sử dụng tại nhà”.
Hạt sau khi được tách vỏ sẽ được lên men từ 24 tới 36 giờ, phơi ráo và phơi khô dưới mặt trời trên các giàn phơi. Khi cà phê đã khô, chúng được chuyển tới các xưởng sơ chế và sau đó sẽ diễn ra quy trình đóng gói và xuất khẩu.
Lịch sử phát triển cà phê bắt đầu từ rất sớm.
Theo các tài liệu, cà phê được giới thiệu vào Cameroon bởi người Đức vào năm 1905, nhưng đến tận năm 1929 cà phê Arabica mới được trồng trọt một cách hiệu quả, nhờ vào sự giới thiệu của giống cà phê Jamaica được phát triển tại trung tâm nghiên cứu tại Dschang.
Sau đó, cà phê nở rộ tại đất nước này. Cà phê Arabica được trồng đầu tiên tại các nông hộ nhỏ tại các khu vực Dschang, Bamenda và Foumban, trong khi đó Robusta được trồng thí nghiệm trại trung tâm nghiên cứu Ebolowa.
Tuy nhiên, trong những năm cuối thập niên 80, vì giá cà phê đã xuống quá thấp khiến nông dân từ bỏ cà phê. Cho đến tận khi giá cà phê quay trở lại vào giữa những năm 1990 thì nông dân mới quay trở lại sản xuất cà phê.
Nhiều thay đổi cũng diễn ra trong đất nước này trong khoảng thời gian đó. “Những thay đổi lớn nhất xảy ra trong ngành cà phê Cameroon xảy ra vào những đầu của thập niên 90 với sự kết thúc trong việc hỗ trợ nông dân trồng cà phê phân bón của chính phủ. Điều này, kết hợp với việc giá cà phê xuống thấp, đã đẩy nhiều nông dân trồng cà phê phải từ bỏ hoặc chặt bỏ cà phê, trồng xen canh nhiều loại cây khác”.
10 năm sau khoảng thời gian đó, hầu hết tại các nông hộ, cà phê được canh tác tự nhiên, và một vài nông hộ cũng đã tự tổ chức để hình thành các hợp tác xã. Một vài nơi khác, nông hộ đã kết hợp với các tổ chức như Farmers Cooperative Initiatives và Mutana để nhận được chứng nhận hữu cơ cho cà phê của họ và giới thiệu những dòng cà phê này tới thị trường thế giới. “Gần đây, các tập đoàn đa quốc gia về thực phẩm như Kraft Foods và Sarah Lee, đã đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để cà phê Cameroon có thể được vào hệ thống của các công ty này”.