BOLIVIA – CHÀNG DAVID CỦA THẾ GIỚI CÀ PHÊ – Phần 1

  • Vị trí: nằm ở khu vực Nam Mỹ, phía Tây Nam nước Brazil.
  • Diện tích: 424,162 dặm vuông. Bằng diện tích bang Texas và California cộng lại. Đất nước Bolivia không có biển, bao bọc xung quanh bởi các nước Brazil ở phía Đông, Peru và Chile ở phía Tây, Argentina và Paragauy ở phía Nam
  • Thủ đô: Sucre là thủ đô văn hoá và lịch sử, còn Paz là thủ đô chính trị.
  • Ngôn ngữ: 3 ngôn ngữ chính: Tây Ba Nha, Quechua và Anymara.
  • Đơn vị tiền tệ: Boliviano
  • Dân số: 8,724,156 người
  • Địa hình: được chia ra thành hai vùng riêng biệt, khu vực đồi núi cao nguyên ở phía Tây ( với độ cao trung bình là 3500 met) và vùng đất thấp ở phía Bắc và Đông của đất nước.
  • Khí hậu: Vùng phía nam có nhiệt độ trung bình cao nhất khu vực Nam Mỹ, với nhiệt độ hơn 40 độ C. Khu vực phía Nam và Tây Nam khô hạn, trong khi đó khu vực phía Đông Bắc lại có lượng mưa rất nhiều. Phía Đông có nhiệt độ rất nóng và độ ẩm cao. Mùa mưa thường kéo dài từ  tháng 10 tới tháng 3, phía Bắc có thể kéo dài hơn.
  • Nông sản xuất khẩu: Soybean, Ca cao, Cà phê, mía đường.

Chàng David của thế giới cà phê

Nói về sản lượng thì Bolivia chỉ là một chàng David nhỏ bé, đứng thứ 38 trong danh sách các quốc gia sản xuất cà phê, còn thấp hơn cả Mỹ, đứng thứ 35. Nhưng khi nói về chất lượng, Bolvia đang có những chuyển biến mạnh mẽ để bước vào sân chơi lớn hơn. Trong vài năm qua, ngành cà phê của quốc gia này đã có những cú hít lớn, một phần là nhờ vào sự nỗ lực của Hiệp Hội Cà Phê Đặc Biệt Bolivia, các chính sách hỗ trợ ngăn chặn buôn bán thuốc phiện của chính phủ Mỹ và những chương trình như Cup of Excellence, được tổ chức lần đầu tiên tại Bolivia vào tháng 12 năm ngoái.

“Một trong những điều mà Bolivia mang tiếng xấu từ quá khứ đó là chất lượng cà phê thấp của họ”. Ông Andrew Barnet, chủ sở hữu công ty Ecco Cafe, cũng là một trong các giám khảo tại cuộc thi Cup of Excellence. “Nhưng những loại cà phê tốt tại Bolivia lại có độ ngọt rất cao, rất cân bằng và có hương vị các loại quả dâu rất đậm. Nhìn chung là rất béo và ngọt”.

Nhưng có lý do vì sao cà phê Bolivia lại có những tai tiếng như vậy trong quá khứ, ông Nelson Valverde, chủ tịch Invalsa, một công ty xuất nhập khẩu ở Bolivia cho hay. Rất khó để sản xuất ra cà phê chất lượng một cách ổn định. “ Bolivia luông có những yếu tố cần thiết, nhưng cà phê thì lại không có được chất lượng tốt, mọi người sẽ nói rằng, về mặt lý thuyết thì phải làm ra được cà phê tốt tại đây chứ, tại sao điều này lại không thể thực hiện?”

Một phần câu trả lời nằm ở điều kiện địa lý đặc thù của đất nước này. Bolivia nằm ở khu vực cao trên dãy núi Andes, đó là lý do vì sao mà đất nước này còn có tên là “Mái nhà của thế giới”.  Với địa hình là các núi cao phủ tuyết, cao nguyên trải rộng và những cánh rừng mưa nhiệt đới, Bolivia có những điều kiện tuyệt vời để sản xuất cà phê. Nhưng cũng chính những lợi thế đó lại trở thành rào cản để đất nước này sản xuất ra cà phê chất lượng cao. Hầu hết nông dân tách vỏ tại vườn của mình, sau đó họ phải chở cà phê bằng xe tải vượt qua núi non để đến được La Paz ở độ cao hơn 3500 mét để bán lại cho các công ty hoặc thương lái trung gian.

“ La Paz, là trung tâm thương mại của đất nước, nằm ở độ cao rất cao”. Valverde nói. “Để có thể chở cà phê từ vườn đến những nhà máy sơ chế, cà phê phải được chở bằng xe tải lên núi” Vì cà phê chỉ mới được sơ chế một nửa và chúng vẫn còn ướt nên chúng sẽ đông lạnh lại rồi sau đó lại rã đông khi đi qua những vùng núi cao có nhiệt độ thấp. Do đó, cà phê sẽ nhanh chóng bị nấm mốc trên chặn đường tới được La Paz. Kết quả là, rất khó để kiểm soát được chất lượng cà phê”. Chính hành trình này đã làm giảm chất lượng cà phê. “ Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi phải sơ chế cà phê ngay tại nông hộ và chỉ vận chuyển khi cà phê đã khô ráo”.

Bây giờ, nhờ vào sự hỗ trợ của USAID, nguồn tài chính đã được viện trợ vào khu vực Yungas, các nông hộ đã có thể sơ chế cà phê của mình ngay tại nhà. “ Một khi chúng ta quan tâm đến những vấn đề về chất lượng, như sơ chế, cà phê sẽ ngay lập tức được nâng cao chất lượng”. Ông Valverde bổ sung.

Còn tiếp (phần 2)…

Tài liệu được dịch sang Tiếng Việt bởi Công ty TNHH BLAGU Việt Nam
Trích dẫn  bài viết “Navigating Origins” được viết bởi  Mark Mckee