Hương vị đặc trưng trên nền đất núi lửa
Aceh
Aceh đã trải qua nhiều biến cố chính trị trong lịch sử và gần đây là nạn quân ly khai du kích hoạt động dưới tên gọi Free Aceh Movement. Kết quả là nhiều vùng trồng bị bỏ hoang, do các nông dân phải di cư sang các vùng khác để tránh chiến tranh. Vào ngày lễ Tặng Quà năm 2004 thảm hoạ sóng thần một phần nào đó lại trở thành một ơn huệ cho vùng đất này khi nó nhận được sự chú ý của công đồng quốc tế. Banda Aceh nhận được cứu trợ từ nước ngoài giúp đem lại hoà bình cho Aced sau một thời gian dài. Ngày nay, các vùng nông nghiệp đã được tái canh thông qua các chương trình trồng mới và cắt tỉa cây giúp sự phục hồi được trở lại. Vào tháng 12 năm 2006, Người Ach đã bầu trọn Irwandi Yusuf trở thành người đứng đầu chính quyền tỉnh Aceh, ông từng là cựu lãnh đạo của quân du kích.
Với lịch sử cà phê trải dài suốt cả thế kỉ, nông dân Aceh tự hào với truyền thống cà phê của mình. Có khoảng 68,000 hecta cà phê được trồng trên tổng 65,000 nông dân, tỉ lệ canh tác trung bình là 1 hecta trên 1 đầu người. Aceh là vùng được phủ xanh rừng rất tốt, với mật độ khoảng 300 cây trên một hecta.
Khoảng 90% sản phẩm của Aceh là canh tác hữu cơ. Typica từ thời thuộc địa và Linie-S là các giống được trồng chủ đạo. Độ cao ở vùng trồng là từ 800 tới 1600 mét, và cà phê được thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 5.
Nói về phương pháp sơ chế, khác biệt cơ bản nhất giữa cà phê vùng Aceh và Lintong là cà phê vùng Aceh được rửa sau khi xay vỏ trong cùng một ngày, trong khi cà phê vùng Lintong gần như không được rửa. Vì thế cà phê vùng Aceh được xát vỏ thóc ướt sớm kết hợp với việc máy móc hoá quy trình. Vì cà phê vùng Lintong không được rửa sau khi xay vỏ, nên chúng còn rất nhớt và phải phơi lâu hơn để khô.
Lintong
Khu vực phía đông nam hồ Toba được xem như là khu vực sản xuất của cà phê Lintong. Phần lớn cà phê loại này được trồng gần vùng Sidikalang nhưng những vùng khác gần đó cũng có trồng cà phê để cung cấp cho thị trường. Vùng này còn khá mới mẻ so với nền cà phê Sumatra, vào giữa những năm 1970, Lintong sản xuất ra khoảng 2000 tấn cà phê. Đến thập niên 1980 thì con số này đã lên 6000 tấn. Khi thị trường cà phê lên đỉnh giá vào năm 1994 và 1997 với mức tương ứng là 2.86 và 3.18 đô la một pound Anh, cà phê ở Lintong đã bùng nổ. Các nông hộ nhỏ bắt đầu trồng Catimor và Linie-S ở lượng lớn trong khi Typica dần trở thành thiểu số. Ngày nay, Lintong xuất khẩu khoảng 15 000 tới 18 000 tấn một năm, và diện tích trồng Typica đang tăng lên.
Như đã được nhắc đến phía trên, cà phê ở Lintong thường không được rửa sau khi xay vỏ, nên độ nhớt của lớp thịt vẫn còn nhiều, làm cho giai đoạn xát vỏ thóc ướt trở nên khó khăn nếu độ ẩm còn cao. Vì thế, cà phê phải được phơi trong vỏ thóc lâu hơn từ đó dẫn đến tính axit cao hơn. Thời gian phơi lâu hơn cũng dẫn đến rủi ro cà phê có mùi ẩm mốc và đất. Thời gian thu hoạch của Lintong là từ tháng 9 đến tháng 4.
Vững bước tương lai
Thị trường cà phê tự do tại Medan, nơi mà cà phê bị trộn lẫn với nhau giữa các lô hàng, các vùng miền và chất lượng, nơi mà các thương lái mồi chài người mua hàng ngay trước cửa các nhà xuất khẩu. Mặc dù điều này đã diễn ra kể từ khi cảng chính của Sibolga được chuyển đến Belawan/Medan ở phía bên kia của đảo, hoạt động này đã làm cho việc mua được cà phê đặc biệt là rất khó khăn. Hoạt động của thị trường cà phê tại Medan kiến việc kiểm soát chất lượng là bất khả thi và đẩy nông dân ra xa khỏi nhu cầu cà phê quốc tế.
Dù sao thì, cà phê ở Sumatra cũng rất tươi sáng với tính axit yếu. Các vùng trồng mới, phương pháp cắt tỉa cành tốt hơn và sự ổn định hoà bình trong khu vực sẽ giúp sản lượng cà phê tăng lên trong thời gian tới. Với sản lượng và giá thành tăng, trở ngại lớn nhất sẽ là tiếp tục tập trung vào chất lượng thông qua các chương trình giáo dục. Thúc đẩy kênh phân phối sản phẩm chất lượng cao thông qua việc mua bán trực tiếp sẽ giúp quá trình này trở nên hiệu quả hơn. Sự kết nối giữa giá cả cao cho chất lượng và tính ổn định bền vững sẽ giúp nông dân hiểu được nhu cầu của cà phê đặc biệt trên thị trường quốc tế.
Tổng kết cà phê Sumatra
- Cà phê: Sumatra chủ yếu sản xuất Robusta. Các giống Arabica được trồng thường là các giống lai từ Typica, Linnie-S, caturra và catimor.
- Hương vị: Thể chất dày, ít hoặc không có tính axit, có nhiều phổ hương vị khác nhau từ đất, da, thuốc lá, các loại trái gia vị cho đến trái cây chín nẫu và socola.
- Các vùng trồng chính: Aceh, Lintong, Sibolga, Bengkulu, Lampung, Padang.
- Nông trại: Hầu hết diện tích nhỏ từ 1 tới 5 hecta
- Sơ chế: bán ướt (semi washed) và ướt (washed).