Dù cà phê Kenya ” sinh sau đẻ muộn” s với các ” người anh em” láng giếng. Nhưng cà phê kenya luôn làm người yêu cà phê thích thủ bởi những tầng hương vị độc lạ.
Ở kenya, người ta chỉ uống một loại cà phê pha theo cách truyền thống được gọi là kahawa chungu – có nghĩa là một thức uống kích thích tinh thần đậm đắng.
Loại cà phê đen đậm đặc này pha theo kiểu truyền thống được ủ trên bếp than trong những chiếc ấm đồng cao đẹp mắt.
Những người trẻ thường xuyên uống cà phê hơn và họ thường nhấm nháp kahawa tamu – là cà phê pha loãng với đường
Cà phê Kenya nổi tiếng với một nền phổ hương phong phú và đầy đặn, sự cân bằng và đa dạng trong hương vị được xây dựng trên tính axit rất cao kết hợp với hương vị ngọt ngào gợi nhớ đến rượu trái cây và các loại gia vị.
Đa phần cà phê Kenya được trồng ở vùng có độ cao từ 1500 tới 2100 m so với mực nước biển trên nền đất núi lửa nhiều khoáng chất. Các vùng trồng chính bao gồm: Nyeri, Murang’a, Kirinyaga, Embu và Meru – đây là các khu vực nằm ở phía đông bắc tỉnh Nairobi, trong vùng xung quanh núi Kenya, đỉnh núi cao thử 2 ở Châu Phi.
Ở phía Đông, cà phê được trồng ở Kisii, Nyanza, Bungoma và Kakamega. Ở thung lũng Great Rift, cà phê được trồng ở Nakaru, Trans Nzoia, Kericho và Kajiado.
Hầu như tất cả cà phê Kenya là Arabica, chủ yếu là giống lai Bourbon- SL 28 và SL 34 được phát triển vào thập niên 1950 bởi các phòng nghiên cứu của Scotland.
Giống Ruiru11 có khả năng kháng bệnh cao được phát triển những năm 1990 cũng được trồng một diện tích nhỏ. Mặc dù Bourbon là cây ưa mát cần được che bóng, nhưng ở Kenya hầu như chúng được trồng tiếp xúc trực tiếp với mặt trời.
Lý do là vì các vùng trồng ở Kenya có độ cao rất lớn nên cây sẽ tiếp xúc với mưa quanh năm, cộng với độ ẩm cao và nhiệt độ thấp, cây cà phê vẫn sẽ phát triển tốt mà không cần che bóng.
Một số nông hộ áp dụng kĩ thuật canh tác tầng rừng, các loại cây lâm nghiệp và nông nghiệp khác được trồng xen canh với cà phê.
Hầu hết cà phê chất lượng cao nhất của Kenya được trồng ở các nông hộ nhỏ với diện tích trồng chỉ từ ¼ mẫu tới 3 mẫu.
Để có thể có đủ sản lượng để thương mại, các nông hộ nhỏ này đã kết hợp lại với nhau để xây dựng các tổ hợp sản xuất.
Hiệp Hội Cà Phê Chất Lượng Cao Đông Phi ( The Eastern African Fine Coffee Association – EAFCA) ước tính khoảng hơn 700 000 nông hộ nhỏ đã xây dựng lên 500 tổ hợp sản xuất, bên cạnh đó cũng có khoảng 320 đơn vị sản xuất lớn và 3500 đơn vị sản xuất vừa với diện tích từ 50 tới 100 mẫu, các đơn vị này thường sẽ có khu vực sơ chế riêng. Các nông hộ nhỏ chiếm 58% sản lượng và 75% diện tích trồng.