Một lich sử khiêm tốn của một tiềm năng lớn
Cà phê đã được trồng qua nhiều thế hệ ở nhiều nước trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì không hoàn toàn như vậy, trong những năm 1990, Việt Nam chỉ chiếm 1% sản lượng cà phê thế giới. Tuy nhiên đến năm 2000, quốc gia này đã vược mặt Colombia và trở thành nhà sản xuất lớn thứ 2 sau Brazil. Bằng cách nào mà quốc gia này có thể thúc đẩy sản lượng tăng lên nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn như vậy.
Trong nhiều thập kỉ, chính phủ Việt Nam kiểm soát đất nông nghiệp trên khắp cả nước. Sau một thời gian bị cô lập về mặt chính trị, chính phủ đã quyết định thay đổi chính sách để thúc đẩy kinh tế và hoà nhập với các quốc gia khác.
“ Cho tới tận năm 1986, không hề có sở hữu tư nhân về đất đai ở Việt Nam, bạn có thể trồng cây gì đó trên đất của bạn nhưng bạn không thể mua đất và mở một nông trại”, anh Quốc Lương, một chủ trang trại cà phê ở vùng Tây Nguyên, hiện tại đang theo học tiến sĩ về kinh tế của đại học California cho hay.
Khi quốc hội Việt Nam xoá bỏ sở hữu đất công vào năm 1986, công dân có quyền được trồng trên chính mảnh đất của mình và bán nông sản ra thị trường bên ngoài. Chỉ ba năm sau đó, Hiệp Hội Cà Phê Thế Giới ra một nghị quyết về hạn ngạch trồng cà phê. Hạn ngạch này được soạn thảo để kiểm soát giá cà phê thế giới, tổ chức này đã xây dựng một hạn ngạch linh động cho lượng cà phê được xuất khẩu cùng với giá cả tương ứng. Vì Việt Nam không phải là một thành viên của Hiệp Hội Cà Phê Thế Giới tại thời điểm đó và không bị ảnh hưởng bởi hạn ngạch này, cùng với việc nhiều đất đai canh tác còn trống và thị trường trở nên thông thoáng hơn, người nông dân đã quyết định trồng cà phê. Và họ đã trồng rất nhiều.
Sự trỗi dậy…
“Ngành công nghiệp cà phê đã phát triển ở một tốc độ chóng mặt, từ 200 000 tấn lên 1.1 triệu tấn chỉ trong vòng 15 năm” ông Manish Dhawan, giám đốc công ty Olam International phát biểu. “Sự phát triển này là khả dĩ vì nông dân Việt Nam có tinh thần khởi nghiệp rất cao, họ đã thấy được tiềm năng kinh tế và ngay lập tức tham gia vào cộng đồng trồng cà phê”.
Sự mở rộng canh tác nhanh chóng của Việt Nam giống như nước suối chảy tuông trào, anh Lương nói, “ Tất cả mọi thứ xảy ra vào đúng thời điểm, vào thập niên 1990 khi cà phê phát triển ở Việt Nam, rất nhiều người đã nhanh chóng trở nên giàu có. Và vì vậy lại càng có thêm nhiều người tham gia vào trồng cà phê”.
Nhưng sự giàu có này đã không kéo dài mãi, vào năm 2001, với sự dư thừa về sản lượng, giá cà phê đã xuống tới đáy thấp nhất trong 30 năm. Theo số liệu của Hiệp Hội Cà Phê Thế Giới, giá cà phê Robusta năm 1998 là 80 cen Đô La Mỹ một pound nhưng tới năm 2001 chỉ còn 25 cent. Cùng thời điểm đó, giá cà phê Arabica cũng giảm một phần vì các công ty đa quốc gia đã tìm ra công thức phối trộn cà phê Robusta rẻ hơn với cà phê Arabica, vì vậy nông dân không còn nhìn thấy lợi ích kinh tế khi làm cà phê chất lượng cao nữa. Kết quả là, nông dân trên thế giới đối mặt với thực tế là giá bán còn thấp hơn cả chi phí sản xuất. Việt Nam bắt đầu tồn trữ cà phê để đẩy giá lên.
Ngày nay, Việt Nam vẫn là quốc gia trồng Robusta nhiều nhất thế giới, loại cà phê này chủ yếu được dùng trong phối trộn và cà phê hoà tan. 95% cà phê được trồng ở quốc gia này là Robusta.