VIỆT NAM – SỰ TRỖI DẬY CỦA MỘT TIỀM NĂNG – Phần 2

Lợi thế của thổ nhưỡng cho một sức bật…

Hầu hết cà phê tại Việt Nam được trồng ở vùng đất Tây Nguyên màu mỡ, ở các vùng như Daklak, Lam Dong, Gia Lai và Kon Tum. Đồng Nai cũng là một vùng trồng cà phê quan trọng, nhưng đây không thuộc vùng Tây Nguyên. Theo hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam, 5 tỉnh này chiếm 95% sản lượng cà phê cà nước.

Arabica được trồng ở Đà Lạt, thuộc tỉnh Lâm Đồng, với độ cao 1600 mét cùng với đất đỏ núi lửa và nhiệt độ lạnh mát, nơi đây đã là vùng trồng cà phê Bourbon của người Pháp từ cuối thế kỉ 19. Arabica cũng được trồng ở các tỉnh phía Bắc như Sơn La và Quảng Trị.

Phần lớn diện tích trồng được sở hữu bởi nông dân với quy mô nhỏ, dưới 5 hecta. Nông dân phơi cà phê của họ dưới nắng trên bạt trải trên nền đất hoặc xi măng, xát vỏ tại địa phương sau đó bán hạt nhân cho thương lái hoặc công ty xuất khẩu. Arabica thì sẽ được bán trái tươi tới các nhà máy sơ chế, tại đây chúng được chế biến ướt hoặc bán ướt. Mùa thu hoạch rơi vào mùa khô, từ tháng 11 tới tháng 3.

Nông dân thường tập trung vào việc cải thiện sản lượng canh tác, “ Việt Nam là nước có sản lượng trên một hecta trồng cao nhất thế giới, điều này được tạo ra nhờ việc canh tác dày đặc như chúng ta thấy ngày nay” ông Dhawan phát biểu. Nhiều nông hộ cho ra sản lượng từ 2,3 tấn một hecta.

Vì quốc gia này là một nhà sản xuất lớn nên hàng hoá không bao giờ thiếu. Không như các quốc gia nhỏ khác, cà phê có chất lượng tốt luôn sẵn sàng quanh năm nên rất thuận tiện cho các nhà rang xay sử dụng cà phê Việt Nam trong các công thức phối trộn của họ.

Robusta Việt Nam có hương vị trung bình, trong khi arabica có độ cân bằng tốt, với tính axit nhẹ và thể chất trung bình. Cả 2 thường được dùng trong phối trộn. Hầu hết các nhà thương mại lớn đều có cơ sở ở Việt Nam với kho bãi và nhà máy sơ chế, tuy nhiên các công ty quốc nội vẫn là những nhà xuất khẩu chính. Họ cải thiện cơ sở sơ chế như đánh bóng, bắn màu, phân sàn để nâng cao chất lượng xuất khẩu.

 

Thay đổi hoặc trở thành quá khứ…

Mặc dù Arabica đã được trồng ở Đà Lạt cả trăm năm, Việt Nam sản xuất được rất ít cà phê đặt chuẩn đặc biệt (specialty). Và nền công nghiệp cà phê Việt Nam đối diện với cả hai thách thức cùng lúc: chất lượng và độ tin cậy.

Các nhà rang xay và thương mai thường xuyên chịu các đơn hàng trễ hẹn từ Việt Nam khiến họ không mặn mà trong việc kí các hợp đồng dài hạn. Anh Lương thì nói về việc cần thiết phải cải thiện chất lượng cà phê ở cấp độ trồng “ Cho dù bạn là người trồng nhỏ, bạn muốn làm cà phê chất lượng cao, bạn cũng không thể bán được với gía tốt, khi bạn mang cà phê của bạn đến thương lái địa phương, dù cà phê của bạn được hái chín hoàn toàn, bạn cũng không được trả giá cao hơn so với lô cà hái xanh, vì cuối cùng họ cũng trộn lẫn các loại với nhau”

Cách tính lỗi trong cà phê Việt Nam có thể được cải thiện, ông Dhawan phát biểu. Việt Nam xuất khẩu cà phê ở 2 cấp độ: 5% đen vỡ và 2% đen vỡ. Cho dù có qua tỉ lệ đen vỡ như trên thì chất lượng cà phê Việt Nam vẫn có sự khác biệt rất lớn. Vì vậy, cần phải liên tục nâng cao yêu cầu chất lượng để đảm bảo các nhà rang xay có thẻ nhận cà phê chất lượng tốt hơn từ Việt Nam.

Hết.

Tài liệu được dịch sang Tiếng Việt bởi Công ty TNHH BLAGU Việt Nam
Trích dẫn  bài viết “Navigating Origins” được viết bởi Adam Kline